HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 06/2022/NĐ-CP

1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là lĩnh vực có các nguồn phát thải khí nhà kính lớn, gồm:

(1) Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
(2) Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
(3) Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
(4) Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
(5) Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
(6) Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

3. Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là đối tượng có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
(2) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
(3) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
(4) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

4. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính

(1) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;

(2) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độc chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;

(3) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;

(4) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;

(5) Thông tin về kết qủa kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậy và các lĩnh vực liên quan.

5. Thời gian thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính

(1) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;

(2) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định;

(3) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

6. Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Biểu mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở

Chi tiết nội dung Nghị định xem tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *