Báo cáo phát triển bền vững ESG

Từ góc độ doanh nghiệp, ESG là bộ tiêu chuẩn về môi trường (Environmental), xã hội (Social) và quản trị (Governance) của doanh nghiệp trong quá trình vận hành công ty. ESG đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý các rủi ro cũng như cơ hội ở ba khía cạnh này.

1. Các yếu tố chính trong báo cáo ESG

Môi trường (Environmental):

  • Phát thải khí nhà kính
  • Sử dụng năng lượng và nước
  • Quản lý chất thải
  • Đa dạng sinh học
  • Ô nhiễm

– Xã hội (Social):

  • Quyền của người lao động
  • An toàn và sức khỏe lao động
  • Quan hệ với cộng đồng
  • Đa dạng và bao trùm
  • Chuỗi cung ứng bền vững

Quản trị (Governance):

  • Cấu trúc quản trị
  • Quản lý rủi ro
  • Minh bạch và công khai
  • Đạo đức kinh doanh
  • Quan hệ với nhà đầu tư

2. Cấu trúc của công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG

Với Công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG trong khuôn khổ thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025, doanh nghiệp khi tự thực hiện đánh giá sẽ sử dụng Công cụ được thiết kế trên nền tảng online tại Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cấu trúc của Công cụ trên nền tảng online bao gồm:

Phần I: Thông tin doanh nghiệp

Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo tờ khai, sau khi doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin của Phần 1, doanh nghiệp bấm nút “Xác nhận” để đi đến phần đánh giá theo 3 trụ cột chính bao gồm Môi trường, Xã hội và Quản trị.

Phần II: Đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo 3 trụ cột của khung đánh giá ESG

Việc đánh giá ESG bao gồm việc đánh giá theo 3 trụ cột với 16 tiêu chí liên quan đến môi trường, 32 tiêu chí liên quan đến xã hội và 14 tiêu chí liên quan đến quản trị nếu là doanh nghiệp không niêm yết hoặc 34 tiêu chí nếu là doanh nghiệp niêm yết.

– Đối với trụ cột môi trường, cần đánh giá các mảng:

Tuân thủ về môi trường

Tiêu chuẩn môi trường đối với nhà cung cấp

Vật liệu

Năng lượng

Nước

Đa dạng sinh học

Khí thải

Nước thải và chất thải

Sản phẩm có trách nhiệm

– Đối với trụ cột xã hội, cần đánh giá các mảng:

Việc làm

Mối quan hệ lao động/ quản lý

An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

Giáo dục và đào tạo

Sự đa dạng, cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử

Mức độ tham gia công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác, các hoạt động thương lượng tập thể

Lao động trẻ em

Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

Quyền dân sự

Cộng đồng địa phương

Tiêu chuẩn xã hội đối với nhà cung cấp

Sức khoẻ và an toàn của khách hàng

Tiếp thị và nhãn hiệu

Bảo mật thông tin khách hàng

– Đối với trụ cột quản trị, cần đánh giá các mảng:

Cam kết thực hiện ESG hoặc kinh doanh bền vững

Cơ cấu và chức năng của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Ban Giám đốc

Quản trị sự tham gia của các bên liên quan

Công khai và minh bạch

Cơ cấu và chức năng của Hội đồng quản trị (doanh nghiệp niêm yết)

Cơ cấu và chức năng của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên (doanh nghiệp niêm yết)

Môi trường kiểm soát (doanh nghiệp niêm yết)

Công khai và minh bạch (doanh nghiệp niêm yết)

Phần III: Tính toán tổng điểm ESG – kết quả tổng hợp và đánh giá

Sau khi doanh nghiệp lựa chọn các câu trả lời với từng tiêu chí cụ thể và bấm nút “Hoàn thành”, công cụ online sẽ tự động tính điểm và tạo ra bảng Kết quả về mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp.

Bảng kết quả sẽ bao gồm các thông tin:

– Tổng điểm về mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp tính theo thang điểm 100.

– Mức xếp hạng về thực hành kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Mức xếp hạng sẽ có tác dụng cung cấp thông tin ban đầu cho Chính phủ trong quá trình đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ của Chính phủ trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 -2025 được ban hành theo Quyết định số 167/QĐ-TTg.

+ Hạng C (tổng điểm nhỏ hơn 50): Doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn nhận hỗ trợ.

+ Hạng B (tổng điểm từ 50 đến 80): Doanh nghiệp có tiềm năng đạt tiêu chuẩn nhận các hỗ trợ cơ bản theo quy định.

+ Hạng A (tổng điểm lớn hơn 80): Doanh nghiệp có tiềm năng đạt tiêu chuẩn nhận các hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định.

– Sơ đồ mạng nhện chỉ ra trong ba mảng môi trường, xã hội và quản trị, mảng nào doanh nghiệp cần cải thiện nhiều hơn để thực hành ESG được cân bằng.

– Bảng trả lời từng tiêu chí của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xem lại bảng trả lời này, doanh nghiệp sẽ biết rõ để điểm số của doanh nghiệp cao hơn trong lần đánh giá tiếp theo, doanh nghiệp có thể cần phải thực hiện nội dung nào, từ đó xây dựng lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để cải thiện điểm số trong lần doanh nghiệp tự đánh giá tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *